Phong Cách Sống

Enter Slide 1 Title Here

Enter Slide 2 Title Here

Enter Slide 3 Title Here

Ba người chết, nghi bị phóng hỏa

TP.HCM 


Lửa bùng lên tại phòng trọ trên đường 21E, gần chợ Cây Da Sà, quận Bình Tân, khiến hai đứa trẻ 13-16 tuổi và người phụ nữ tử vong, rạng sáng 12/6.

Người dân phát hiện đám cháy tại căn phòng rộng chừng 12 m2, có gác, nằm ngoài rìa xóm trọ trên đường 21E, phường Bình Trị Đông B, Bình Tân, lúc gần 2h. Họ tri hô, đập cửa nhưng bên trong khóa chặt. Công tác chữa cháy tại chỗ bất thành.

Khi lực lượng chức năng phá được cửa, khống chế đám cháy thì người phụ nữ gần 40 tuổi và 2 bé trai trong phòng trọ đã tử vong. Mọi vật dụng bị thiêu rụi.

Sống tại xóm trọ, thanh niên 30 tuổi (từ chối xưng tên) cho biết, trước đó nghe tiếng đập cửa, kêu cứu từ phòng các nạn nhân. Anh chạy đến thấy lửa phừng phừng, cao cả mét, nghi cháy do xăng. "Khói từ trong phun nhiều ra khe cửa, sau đó có tiếng nổ, nên nhiều người không dám tiếp cận", anh kể.

Thi thể người phụ nữ được tìm thấy trong nhà tắm. Hai đứa trẻ tử vong trên gác.

Theo chủ nhà trọ, người phụ nữ bán trái cây ở chợ Cây Da Sà, sống cùng con trai. Bé trai còn lại là cháu, đến chơi và ngủ lại. Khu trọ có 10 phòng, chủ yếu là người lao động thuê.

9h, mùi khét vẫn nồng nặc trong phạm vi 50 m2 quanh phòng trọ bị cháy. Trước cửa phòng trọ tuềnh toàng vương vãi nhiều vải vụn cháy dở, đất, vỏ trái cây... Các dấu vết cho thấy lửa cháy nhiều ở khu vực này. 

Ngoài khám nghiệm hiện trường, cảnh sát thu giữ hình ảnh camera an ninh khu trọ và các khu vực xung quanh, điều tra nguyên nhân hỏa hoạn.

Hình ảnh camera an ninh ghi nhận có người đàn ông khoảng 50 tuổi xuất hiện gần phòng trọ của các nạn nhân trước khi xảy ra cháy. Tuy nhiên, cảnh sát chưa xác định đây có phải là vụ phóng hỏa hay không.

Người phụ nữ tử vong được cho là có quan hệ tình cảm với người đàn ông bỏ mối trái cây.

Đọc bài gốc tại đây.

Chuyện khó tin về mộ cổ “vững hơn pháo đài” ở Sài Gòn

                                                                                  kienthuc.net.vn Quốc Lê

Ở đối diện tòa nhà B6 của trường ĐH Bách Khoa TP.HCM, có một ngôi mộ cổ khá kỳ lạ. Mộ không còn hình dáng như lúc mới xây mà đã được đắp thêm cho giống một bồn hoa hình khối vuông, mỗi cạnh dài khoảng 2,5 mét, cao khoảng 50 cm.

Xung quanh ngôi mộ là những câu chuyện rùng rợn được đồn đại qua nhiều thế hệ sinh viên trong trường, về những lần khai quật mộ bất thành. Lần đầu tiên là vào khoảng năm 1956, người ta lên phương án giải tỏa rừng cao su và xây dựng Trường Đại học Bách Khoa.

Khi đó, ngôi mộ cổ cũng nằm trong kế hoạch di dời. Trước khi đập mộ, các công nhân đã cúng bái, xin người đã khuất cho phép khai quật mộ. Cúng kiếng xong xuôi, một công nhân dùng búa đập mộ. Nhưng chỉ sau nhát búa đầu tiên, anh này đột tử.

Câu chuyện khiến mọi người khiếp sợ và không ai dám đụng vào ngôi mộ nữa. Ngôi trường tiếp tục được xây dựng, bất chấp những lời đồn thổi ngày càng lan rộng và ngôi mộ vẫn nằm trong khuôn viên trường.

Sau khi trường được xây xong, các lãnh đạo trường cho rằng việc tồn tại một ngôi mộ giữa cơ sở giáo dục là điều khó chấp nhận được. Kế hoạch di dời mộ lại được khởi động. Lần này, việc cúng kiếng được tiến hành kỹ lưỡng hơn, có cả thầy cúng lên đồng hỏi ý kiến vong hồn người dưới mộ...

Sau khi được “người âm” đồng tình, thầy cúng nói công nhân bắt đầu phá mộ. Vì mộ khá cứng, nên người ta dùng mũi khoan, khoan từng lỗ trên mộ cho nứt ra rồi mới đập. Tuy nhiên, khi mũi khoan đầu tiên xiên vào mộ thì một làn khói màu nâu phun ra từ lỗ khoan.

Người ta đồn rằng, những người hít phải thứ khói kia đều bị hóa điên, trong đó có cả một giáo sư… Nhưng có lẽ đây chỉ là phần “thêm mắm thêm muối” cho câu chuyện về ngôi mộ thêm phần rùng rợn.

Về người nằm dưới mộ, có lời đồn đây là một thương gia người Hoa, xưa cư trú tại khu Lữ Gia. Sau khi ông mất, con cháu của ông đã đem thi hài đến nơi này chôn. Và để có người theo hầu, họ đã chôn theo một thiếu nữ để làm người bảo vệ mộ phần, theo thuật trấn yểm của người phương Bắc.

Nhiều thập niên sau đó, do chiến tranh loạn lạc, gia tộc này tứ tán, nhưng ngôi mộ vẫn tồn tại trong khu rừng rậm mà nay đã trở thành Trường Đại học Bách Khoa...

Tất nhiên, tất cả những điều đã được đề cập ở trên chỉ là lời đồn, không có tài liệu nào chính thức khẳng định. Thậm chí công trình hình vuông đó có thực sự là ngôi mộ, hay chỉ là một bồn hoa bình thường, cũng là điều chưa thấy ai xác nhận.

Dù vậy, trên phương diện kiến trúc – cảnh quan thì sự xuất hiện của một khối bê tông “thô kệch” như vậy giữa sân trường quả là điều khó hiểu. Và điều này làm cho các đồn đoán cứ âm ỉ từ năm này qua năm khác...

Đọc bài gốc tại đây.

Popular Posts


Booking.com

To Become a guest contributor

Recent Comments

Suggest a Unique idea