Chiến Tranh Thái Bình Dương - Kí Sự Lịch Sử Nhìn Từ Hai Phía
Huỳnh Văn Tòng - Lê Vinh Quốc
Chiến tranh thái bình dương - kí sự lịch sử nhìn từ hai phía |
- Bạn có thể mua sách online tại Tiki và Fahasa
Review #1: Nguyễn Linh
Review #1: Nguyễn Linh
"Hãy tập trung toàn bộ sức mạnh của các ngươi để hiến dâng cho sự nghiệp xây dựng tương lai. Hãy mở rộng những con đường chính trực, nuôi dưỡng sự cao thượng của tinh thần, quyết tâm làm việc để hòa nhịp bước với tiến bộ cảu thế giới"
-Nhật hoàng Hirohito- 12h trưa ngày 15/8/1945-
Nước Nhật òa khóc sau câu nói đó, cả một dân tộc đã gây đau thương khắp Châu Á và trả giá bằng cả triệu sinh mạng khóc trong đau đớn, nhưng với họ, cuộc chiến đã kết thúc, tiếp theo đây là kỷ nguyên mới cho nước Nhật với những thần kỳ. Diễn văn Gyokuon-hōsō đánh dấu sự chấm hết của thế chiến thứ II, nhưng điều gì khiến nó sinh ra, và điều gì khiến nó được nhớ đến?
***
Đã từ rất lâu, những người yêu thích lịch sử luôn bám sát thế chiến thứ II trên mặt trận Châu Âu, chúng ta nín thở trước bước tiến thần tốc của Phát xít Đức khắp châu Âu; chúng ta lặng đi trước hình ảnh pháo đài Brest kiêu dũng; tim ngừng đập khi bước tiến của quân Phát xít chạm đến cửa ngõ Matx-cơ-va; òa khóc khi nhìn thấy cuộc duyệt binh huyền thoại trên quảng trường Đỏ mà từ nơi ấy người lính Hồng quân bước thẳng ra chiến trường; bùng hi vọng tại vòng cung Kursk và Normandy ... tất thảy đều là chủ đề hấp dẫn. Và trận địa Châu Âu xứng đáng để nhận được sự quan tâm ấy.
Và trước những trận chiến vĩ đại với những chiến dịch đối đầu hàng ngàn xe tăng, quân số được tính bằng cấp tập đoàn quân và số người tham gia có thể lên đến số hàng triệu, chiến trường Thái Bình Dương bỗng hóa thành bé nhỏ với những cuộc chiến của Nhật Bản để giành thuộc địa Châu Á của thực dân Phương Tây, mà có lẽ, người ta chỉ nhớ đến Trân Châu Cảng và hai quả nguyên tử để biết mở đầu và kết thúc của trận chiến. Nhưng phải chăng như thế đã là đủ?
"Chiến tranh Thái Bình Dương" đã khắc họa một cuộc chiến Thái Binh Dương khác với những gì ta tưởng tượng, với những con chữ khốc liệt, những chi tiết mà ta đã tưởng như bỏ quên và cả những xương máu đến từ hai phía, ta nín nở với từng nhịp đập của chiến tranh:
“phía Nhật mất đi hơn 100.000 quân. Dân đảo Okinawa, do bị bom đạn, bị đau ốm và tự sát bằng cách từ trên cao nhảy xuống biển, chết đến 75.000 người (một phần tám dân số trên đảo)
"Hirosima 130.000 người bị chết và bị thương"
Có lẽ, những con số đã lãng quên mất, ở riêng một phần đất nhỏ bé ở Đông Dương, gần 2 triệu người chết đói vì chính sách nông nghiệp của Nhật và sự phá hoại có chủ đích của máy bay Đồng Minh Mỹ.
Và rồi kẻ gây họa lại gặp thương đau. Nước Nhật thương đau, người dân Nhật kiêu hãnh và thất bại, những cuộc đảo chính được âm mưu trong những giây phút cuối cùng của trận chiến, những người lính và tướng quân phát xít mổ bụng để tự sát phơi bày trên từng con chữ.
Không đề cập riêng trong cuốn sách, nhưng có một thứ gì đó đã sinh ra từ Thế chiến thứ 2:
Chiến tranh kết thúc, những gì mà cuộc thế chiến thứ 2 ảnh hưởng đến Châu Á vẫn không ngừng lại, Châu Á đã thay đổi vĩnh viễn từ cuộc chiến ấy.
Ngày 2/9/1945, nước Việt Nam mới ra đời!!!
0 Comments:
Đăng nhận xét